| Câu 1:
Mở bài: giới thiệu qua về tác giả ( dẫn dắt vào vấn đề cần trình bày là tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp )
1.Tiểu sử:
Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp (1905-1984), sinh ra trong một gia đình nông dân, vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô cũ.
Thời nội chiến: nghỉ học, tham gia cách mạng và bắt đầu viết văn. Năm 1923, Sôlôkhốp quyết tâm lên Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn.
Năm 1925 vì cảm thấy “thiếu quê hương” nên ông trở về quê và bắt tay vào sự nghiệp sáng tác “Sông Đông êm đềm” .
Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945), ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến trường, xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài ký sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra đời..
2.Sự nghiệp sáng tác: Đề tài: Sôlôkhốp sinh ra và lớn lên ở vùng Sông Đông. Cuộc sống của ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì thế những tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông. Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông thấu hiểu được những vinh quang và nỗi đau khổ của những số phận con người trong cuộc chiến tranh cũng như sau cuộc chiến đó. Cảm hứng về chiến tranh đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sáng tác của ông
Tác phẩm:
- Tập truyện “Truyện sông Đông” (1926) - Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” bắt đầu sáng tác năm 1925 hoàn thành năm 1940, được tặng giải thưởng Nôben về văn học năm 1965. - “Đất vỡ hoang” (1932-1959)
Kết luận: Khẳng định về vị trí của Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp trong nền thơ ca thế giới nói chung và của việt nam nói riêng. Năm 1965, Sôlôkhốp được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học, ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô viết và thế giới.
Câu 2. NGHỊ LUẬN
I. Dàn ý bài nghị luận về một hiện tượng đời sống 1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận “ lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay’
2. Thân bài - Luận điểm 1: Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận. - Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh) .Mặt tích cực thể hiện lòng yêu thương con người của tuổi trẻ: những gương thanh niên tình nguyện cho những gia đình neo đơn,… .Mặt tiêu cực: sống trong xã hội của một nên kinh tế thị trường nhiều thanh niên hiện nay chạy xô theo cuộc sống hiện đại mà quên đi những giá trị của cuộc sống lòng nhân đạo, lòng thương con người. - Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên ( Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh) - Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận 3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề đang nghị luận. - Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận và đưa ra hướng giải quyết cho những mặt tiêu cực đã nêu: - Tuyên truyền tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “lòng yêu thương con người” trong nhà trường và trên các thông tin đại chúng…….. …. - bản thân sẽ như thế nào để học tập tấm gương Hồ Chí Minh về “ lòng yêu thương con người”
Câu 3: 3.A---phân tích nhân vật Việt “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
Mở bài: Nguyễn Thi(1928-1968), quê Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những đúa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông việt về đất va nguời Nam bộ. Những đứa con trong gia đình viết về những con người anh hùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tuợng nhân vật Việt, đồng thời hình tượng nhân vật này đã toát lên vẻ đẹp của người Việt Nam thời đánh Mỹ.
Thân bài: Phân tích nhân vật : a. hình dáng nhân vật: b. Việt - người thanh niên với những phẩm chất hồn nhiên. - Gửi trong mình cái ná thun từ thuở nhỏ dù đã cầm súng đánh giặc - Khi bị thương nặng trong đêm tối, không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma - Tranh giành với chị từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị Chiến - Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mỹ. Tình cảm với gia đình sâu sắc:
- Thương mẹ, thương chị, thương chú Năm. - Khi Việt bị thương hình ảnh của cha mẹ cứ ẩn hiện chập chờn trong tình yêu thương vô bờ của Việt.
c, Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng.
- Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống gia đình cách mạng. - Dũng cảm: cùng chị bắn cháy tàu giặc. - Dù bị thương, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu. - Những phẩm chất đẹp đẽ của Việt được Nguyễn Thi khắc họa thật sắc nét và độc đáo. Nhưng, nếu câu chuyện của gia đình Việt là một “dòng sông” thì Việt là khúc sông sau - Việt đã tiếp nối được truyền thống của cha ông, quyết dịnh cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
d, Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Việt đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong thời đại đánh Mỹ. Kết bài: khẳng định hình ảnh của Việt trong tác phẩm và giá trị, vị trí của tác phẩm.
3b- phân tích ; “ Dữ dội và dịu êm…………bồi hồi trong ngực trẻ”
Mở bài: - giới thiệu đoạn trích và tác giả đoạn trích nêu được vị trí của đoạn trích, mạch cảm xúc từ cái nhìn của nhân vật em qua hình tượng “sóng” (Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài nhưng đặc biệt hơn cả là hai khổ thơ đầu ) Thân bài: dẫn dắt và phân tích đoạn trích: - Sự tương đồng giữa tính chất bất biến của sóng và khát vọng của tình yêu Tình yêu đã có tự ngày xưa và mãi đến ngày sau nó vẫn còn, và bao giờ cũng dữ dội, cũng dịu êm, cũng ồn ào, cũng lặng lẽ và luôn xao xuyến rung động bao trái tim dang yêu nhau. Tình yêu luôn hấp dẫn con người. Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích. Nhưng tình yêu là một hiện tượng tâm lý khác thường, đầy bí ẩn không thể giải thích được bằng lý lẽ thông thường. Làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Cái điều mà trước đó đã từng làm Xuân Diệu băn khoăn "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?". Tình yêu là một điều gì đó khó lý giải cụ thể, thỏa mãn được bởi tình yêu có muôn màu muôn vẻ và được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau trong trái tim con người. Thu Hồng cũng không định nghĩa được tình yêu, thi sĩ chỉ biết là: " Chỉ biết hôm xưa một buổi chiều- Cùng người trò chuyện chẳng bao nhiêu- Người đi tôi thấy sao mong nhớ- Và cảm quanh mình nỗi tịch liêu." Đến Xuân Quỳnh, một lần nữa tình yêu lại được bộc lộ một cách hồn nhiên, dễ thương. Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời vậy thôi, làm sao mà hiểu hết được. Nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên, và cũng khó hiểu, nhiều khi bất ngờ như thiên nhiên: "Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau". Kết bài: - khẳng định giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc của tác giả: “sóng” qua cái nhìn của ‘em”, ‘sóng’ đồng hành cùng’ em” và “ sóng” hòa nhập cùng ‘em”
"Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ | |