..::Diễn Đàn [B7s]::..
I LOVE TO
..::Diễn Đàn [B7s]::..
I LOVE TO
..::Diễn Đàn [B7s]::..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
..::Diễn Đàn [B7s]::..


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Muzik: Tiết Học Cuối - Đại Nhân Top bài gửi mới nhất

Chú ý: Đây là một bản đạo nhạc lại của bài My grandfather's clock (chiếc đồng hồ của ông tôi) của Henry Clay Work sáng tác năm 1876. Tuy nhiên, bản đạo nhạc tiếng việt này khá hay, nên Lu mới sử dụng cho nhạc nền forum. [^^]
THÔNG BÁO:: Thông báo gửi tới mỗi Thành Viên: Hãy click vào biểu tượng nếu bạn thấy bài viết thật sự bổ ích

Bài Gửi
Người Gửi
Mưa Bất Tận
Như Ngày Xưa Em Đến
Sẽ Quên
Tình Yêu Ngày Nắng
Tôi Đang Yêu
Vụt Mất
Yêu Dấu Theo Gió Bay
Thời Gian
Một Cuộc Tình Tan Vỡ
Lặng Thầm
Admins Yh!


Admin 2

Admin 2

Admin 3

Admin 4

Share | 

 

 Vành đai Kuiper

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vành đai Kuiper Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 5:50 pm

LuLu
Sói Con Cô Độc
LuLu

Sói Con Cô Độc


http://fam12b7.co.cc

Tổng số bài gửi : 766
Tuổi : 32
Nam
Hiên nay tôi là : Người sáng lập ra cái Forum này
Tôi Đến Từ : Tp.HCM Q.1
C-Coins : 605266
Vote : 6

Bài gửiTiêu đề: Vành đai Kuiper

 
Vành đai Kuiper P1135ed77069b38b89947b9

Vành đai Kuiper
là các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo.

Các thiên thể trong vành đai Kuiper được nói đến bởi IAU như là các thiên thể ngoài Hải Vương Tinh có thể có hình dạng gần giống các tiểu hành tinh.

Ranh giới ngoài của vành đai Kuiper không được xác định một cách tùy tiện; trái lại, dường như có sự suy giảm rõ ràng và thực tế về mật độ các thiên thể nằm ngoài phạm vi đã chọn. Đôi khi nó còn được nói đến như là "lỗ hổng Kuiper" hay "vách Kuiper". Nguyên nhân cho các tên gọi này là một điều bí mật; một trong các giải thích khả dĩ có thể là do giả thuyết cho rằng có thiên thể kích cỡ tương tự như Trái Đất hay Hỏa Tinh chạy qua các mảnh vỡ.

Đặc Điểm:
Vành đai Kuiper gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh, nhưng được tạo thành chủ yếu từ băng và rộng lớn hơn, đồng thời nằm ở vị trí xa hơn khoảng giữa 30 AU và 50 AU từ Mặt Trời, tức là bắt đầu từ Sao Hải Vương trở ra. Vùng này được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley. Mặc dù người ta ước tính có khoảng 70.000 vật thể ở vành đai Kuiper có đường kính lớn hơn 100km, tổng khối lượng của vành đai Kuiper rất nhỏ, có lẽ tương đương hay hơi lớn hơn khối lượng Trái Đất. Nhiều vật thể ở vành đai Kuiper có quỹ đạo bên ngoài mặt phẳng hoàng đạo.

Vành đai Kuiper Pluto
Sao Diêm Vương, "cựu hành tinh" nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời được coi là một phần của vành đai Kuiper. Giống như những vật thể khác trong vành đai, nó có quỹ đạo lệch tâm, nghiêng 17 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và ở phạm vi từ 29,7 AU ở điểm cận nhật đến 49,5 AU ở điểm viễn nhật.

Các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo giống với Sao diêm vương được gọi là thiên thể kiểu Diêm Vương Tinh. Các vật thể khác có quỹ đạo tương tự nhau cũng được gộp thành nhóm. Những vật thể còn lại của vành đai Kuiper với các quỹ đạo “truyền thống” hơn, được xếp vào loại Cubewanos (hay thiên thể ngoài Hải Vương Tinh truyền thống).

Vành đai Kuiper có một khoảng trống rất rõ ràng. Ở khoảng cách 49 AU đến Mặt Trời, số lượng các vật thể được quan sát thấy giảm sút rõ rết, tạo nên “Vách đá Kuiper” và hiện vẫn chưa biết nguyên nhân của nó. Một số người cho rằng một thứ gì đó phải tồn tại ở phía ngoài vành đai và đủ lớn tới mức quét sạch mọi mảnh vỡ còn lại, có lẽ lớn như Trái Đất hay Sao Hoả. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi.

Nguồn gốc:
Các mô phỏng trên máy tính hiện đại chỉ ra rằng vành đai Kuiper được tạo ra do Mộc Tinh, nhờ lực hấp dẫn khá lớn của nó để duy trì các thiên thể nhỏ mà chúng không thể thoát ra khỏi hệ Mặt Trời một cách hoàn toàn, cũng như các thiên thể được tạo ra ngay tại chỗ đó (in-situ). Các mô phỏng như thế và các thuyết khác dự đoán rằng có lẽ có các thiên thể với khối lượng đáng kể nằm trong vành đai cỡ như Hỏa Tinh hay Trái Đất.

Các nhà thiên văn đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của vành đai này là nhà vật lý thiên văn người Mỹ Frederick C. Leonard năm 1930 và Kenneth E. Edgeworth năm 1943. Năm 1951, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper giả thiết rằng các thiên thể không tồn tại trong vành đai nữa. Các ước đoán chi tiết hơn về các thiên thể trong vành đai được thực hiện bởi nhà vật lý thiên văn người Canada Al G. W. Cameron năm 1962, người Mỹ Fred L. Whipple năm 1964 và người Uruguay Julio Fernandez năm 1980. Vành đai và các thiên thể trong nó được đặt theo tên của Kuiper sau khi phát hiện ra 1992 QB1.

Tên gọi:
Tên gọi khác, Vành đai Edgeworth-Kuiper cũng được sử dụng để vinh danh nhà thiên văn học người Ireland Kenneth Edgeworth. Thuật ngữ Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh (TNO) được đề xuất cho các thiên thể trong vành đai bởi một số nhóm nhà khoa học vì thuật ngữ này ít gây tranh cãi hơn tất cả các tên gọi khác - mặc dù nó không phải là từ đồng nghĩa, do TNO bao gồm tất cả các thiên thể quay quanh Mặt Trời ở phần rìa ngoài của hệ Mặt Trời, không chỉ bao gồm các thiên thể trong vành đai Kuiper.


Các thiên thể vành đai Kuiper

Trên 800 thiên thể vành đai Kuiper (một tập hợp con của thiên thể ngoài Hải Vương Tinh) đã được phát hiện trong vành đai này, gần như tất cả chúng đều từ năm 1992 trở đi. Trong số các thiên thể lớn nhất có Diêm Vương Tinh và Charon, nhưng kể từ năm 2000 thì các thiên thể lớn khác có kích thước lớn như chúng cũng đã được xác định. 50000 Quaoar, phát hiện năm 2002, là một KBO, có kích thước cỡ một nửa kích thước của Diêm Vương Tinh và lớn hơn tiểu hành tinh lớn nhất đã biết là 1 Ceres. Trong khi 2005 FY9 và 2003 EL61 là hai thiên thể được thông báo ngày 29 tháng 7 năm 2005 còn lớn hơn.

Vành đai Kuiper 400px-TheKuiperBelt_Orbits_Ixion2.svg
Quỹ đạo của 28978 Ixion

Các thiên thể khác, như 28978 Ixion (phát hiện năm 2001) và 20000 Varuna (phát hiện năm 2000) nhỏ hơn Quaoar, nhưng cũng rất đáng kể về kích thước. Sự phân loại chính xác các thiên thể này là chưa rõ ràng, nhưng một điều rõ ràng là chúng khác đáng kể so với các tiểu hành tinh của vành đai tiểu hành tinh.

Vệ tinh của Hải Vương Tinh Triton nói chung được coi là một KBO bị bắt giữ.



 

Vành đai Kuiper

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Trả Lời Nhanh - Quick Reply

Viết bài có dấu là tôn trọng chính bản thân mình cũng như cho người đọc
Hãy sử dụng Unikey họăc Vietkey để viết bài có
Người viết bài không dấu sẽ bị cảnh cáo
Nếu bị tái phạm sẽ bị ban nick tùy theo mức độ



Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Copyright © 2010, wWw.fam12b7.co.cc
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất