Ngày 20/7/2009, tròn 40 năm kể từ khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, hàng loạt những câu chuyện mà thế giới chưa từng biết về chuyến bay Apollo 11 lịch sử đã được công bố.Armstrong, Collins và Aldrin
Câu nói đầu tiên trên mặt trăng:Nhắc tới sự kiện Apollo 11, người ta không thể không đề cập đến câu nói đầu tiên mà Neil Armstrong thốt lên khi ông đặt chân xuống mặt trăng: “Đây là bước chân nhỏ bé của một con người nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”. Tuy nhiên, hãng tin ABC của Mỹ cho biết Armstrong không phải là người đầu tiên cất lời. Theo như lời Buzz Aldrin, người thứ hai đặt chân xuống mặt trăng, chính ông đã cất tiếng đầu tiên. Đó là khi module Eagle của tàu Apollo 11 tiếp xúc với mặt đất, Aldrin đã thốt lên: “Đèn tiếp đất bật sáng”. Lời nói này được đưa ra khoảng 6 giờ trước câu nói của Armstrong.
Sứ mạng suýt thất bại:Năm 1969, chiếc máy tính điều khiển module Eagle có công suất ngang với một chiếc đồng hồ điện tử ngày nay. Trong khi module hạ cánh xuống mặt trăng, động cơ tên lửa hoạt động hết công suất. Armstrong bỗng nhận ra rằng hệ thống máy tính đang đưa họ về một đỉnh núi gồ ghề thay vì bãi đáp bằng phẳng. Ngay lập tức Armstrong giành quyền điều khiển của máy tính, tiếp tục cho module bay lượn trên mặt trăng để tìm bãi đáp tốt hơn. Trong lúc họ bay, Eagle hạ thấp độ cao. Họ bay sát bề mặt của “chị Hằng” tới mức sau khi trung tâm chỉ huy cho phép thì chỉ mất 17 giây, con tàu đã tiếp đất. Hãng ABC nhận xét rằng với độ cao “là là” như thế, module Eagle rất dễ gặp nạn và sứ mạng có thể đã không thành công.
Neil Armstrong, người may mắn?:Với thành công của Apollo 11, cái tên Neil Armstrong sẽ sống cùng lịch sử. Nhiều người cho rằng Armstrong đã được chính giới lãnh đạo NASA lựa chọn để tham gia sứ mạng vẻ vang này.
Tuy nhiên, Giám đốc NASA Deke Slayton cho biết Armstrong được lựa chọn là do... bốc thăm. Để chuẩn bị cho chuyến bay lên mặt trăng năm 1969, NASA đã đào tạo nhiều phi đội ba người. Mỗi phi đội sẽ đóng vai trò dự bị cho một chuyến bay và được một lần bay chính trong ba chuyến sau đó. Neil Armstrong là chỉ huy dự bị của chuyến bay Apollo 8 và không tham gia Apollo 9, Apollo 10, có nghĩa rằng ông đương nhiên được điều khiển chuyến bay Apollo 11.
Frank Borman từ chối đáp xuống mặt trăng:Giáng sinh năm 1968, Frank Borman, James Lovell và William Anders lên tàu Apollo 8 bay vòng quanh mặt trăng. Slayton khi đó đã bất ngờ cho phép Borman hạ cánh xuống mặt trăng. Theo Andrew Chaikin, đồng tác giả cuốn Voices From The Moon, Borman dĩ nhiên cũng nhận thấy ý nghĩa lịch sử của việc này nhưng ông cho rằng thực hiện điều đó trong chuyến bay Apollo 8 là không cần thiết. Thêm nữa, vợ ông đang rất lo lắng và muốn chồng chấm dứt nghiệp phi hành gia vũ trụ. Vậy là Borman từ chối cơ hội được ghi tên vào sử sách.
Một trong những bức ảnh do Armstrong chụp Aldrin cánh xuống mặt trăng chuyến bay Apollo 11
, nếu nhìn kĩ thì trong cái nón có in hình của Armtrong!
Armstrong không được chụp ảnh:Neil Armstrong là người mang máy ảnh khi đặt chân xuống mặt trăng nên ông đã chụp cảnh Aldrin rời khỏi module Eagle, đứng cạnh lá cờ Mỹ, làm thí nghiệm. Còn Aldrin thì không chụp “đáp lễ”. Armstrong có đưa máy ảnh cho Aldrin trong vài phút và ông này đã chụp các hòn đá, toàn cảnh bãi đáp module Eagle - trong đó có hình ảnh “be bé” của Armstrong, nhìn từ phía sau.
Người Nga suýt thắng cuộc:Mặc dù vào năm 1969, ai cũng rõ rằng người Mỹ thắng trong cuộc đua lên mặt trăng. Song sau đó, người ta mới biết Liên Xô (cũ) suýt giành chiến thắng trước. Người Nga đã xây dựng một tên lửa đẩy khổng lồ tên N-1, cao hơn 100m và mạnh hơn nhiều so với tên lửa Saturn V giúp Apollo hoàn thành sứ mạng. Phía Liên Xô (cũ) đã có thể đưa người lên mặt trăng trước Mỹ. Tuy nhiên, dự án N-1 gặp khó khăn do loại tên lửa này chưa được phóng thử thành công. Sau chuyến bay Apollo 11, nó đã bị hủy bỏ.
Suýt chấm dứt sớm chương trình Apollo:Mối quan tâm của dư luận lên mặt trăng nhanh chóng giảm đi sau chuyến bay Apollo 11. Nhưng sự cố nổ bình oxy trên tàu Apollo 13 làm ba phi hành gia suýt thiệt mạng lại thu hút trở lại sự quan tâm của dư luận. Đã từng có những sức ép đề nghị chấm dứt chương trình Apollo đưa người lên mặt trăng. Nhưng Tổng thống Richard Nixon quyết định tiếp tục và chương trình kéo dài cho đến khi phóng thành công tàu Apollo 17.