Khoảng 40.000 tấn vật chất và bụi vũ trụ rơi xuống Trái đất mỗi năm, và điều này đã bắt đầu ở một mức ổn định trong 30.000 năm qua, phát hiện mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Đức.Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu biển và địa cực Alfred-Wegener-Institut (AWI) của Đức và Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty (LDEO) thuộc Trường ĐH Columbia ở New York, Mỹ cũng cho rằng bụi vũ trụ đã không giúp chấm dứt thời kỳ lạnh giá trong quá khứ như ý kiến của một số nhà khoa học.
Họ đã xác định được bụi vũ trụ chứa trong một lõi băng Nam Cực bằng cách nghiên cứu khí heli - khí hiếm gặp ở Trái đất trong lõi băng. Điều này cho phép họ tính toán cách thức và số lượng bụi vũ trụ rơi xuống Trái đất trong 30.000 năm qua.
Vào một thời điểm nào đó trong khoảng 120.000 năm trước, nhiệt độ trên khắp Trái đất bắt đầu giảm và các dải băng hướng đi xa hơn từ bắc bán cầu. Thời kỳ lạnh giá này kết thúc khoảng 11.000 năm trước.
Một số nhà khoa học cho rằng các phân tử bụi ngoài Trái đất đã giúp chấm dứt thời kỳ lạnh giá này bằng cách làm thay đổi khí hậu Trái đất. Một giả thuyết khác nói bụi này giúp hình thành nhiều đám mây ở rất cao so với mặt nước biển - điều này được tin là ảnh hưởng đến khí hậu.
Tuy nhiên phát hiện mới đây cho thấy các giả thuyết này không hợp lý, theo nhà khoa học Winckler. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Khoa học uy tín của Mỹ.